Thi công đường quá chậm ảnh hưởng cuộc sống người dân
Ngày 2.2 (mùng 5 Tết Ất Tỵ), ông Bùi Văn Cư, Phó chủ tịch thường trực UBND TX.An Nhơn (Bình Định), cho biết: Vụ hoa Tết Ất Tỵ 2025, các làng hoa trong thị xã đã có doanh thu 155,6 tỉ đồng. Trong đó, mai kiểng bán được 281.884 chậu, doanh thu hơn 140,9 tỉ đồng; hoa cúc các loại tiêu thụ 31.325 chậu, doanh thu trên 14,7 tỉ đồng.Cụ thể, 2 làng mai lớn của TX.An Nhơn là làng mai Nhơn An bán được 84.800 chậu mai kiểng, doanh thu 42,4 tỉ đồng, làng mai Nhơn Phong bán 82.600 chậu mai kiểng, doanh thu 41,3 tỉ đồng; làng hoa cúc P.Bình Định thu về trên 9,3 tỉ đồng, làng hoa cúc xã Nhơn Hậu thu trên 3 tỉ đồng…Tuy nhiên, doanh thu từ hoa tết năm nay của TX.An Nhơn không bằng Tết Giáp Thìn 2024 do thời tiết lạnh kéo dài khiến mai kiểng cũng như hoa cúc chậm phát triển, nở không đúng dịp tết.TX.An Nhơn (Bình Định) được coi là "thủ phủ" của nghề trồng mai kiểng ở miền Trung, có hàng ngàn hộ dân trồng mai trên diện tích 300 ha, với khoảng 3 triệu chậu mai các loại, tập trung chủ yếu ở 2 xã Nhơn An và Nhơn Phong. Những năm gần đây, riêng doanh thu từ cây mai tết của TX.An Nhơn đạt bình quân khoảng 100 tỉ đồng/năm.Yevgeny Prigozhin: Từ biệt danh 'đầu bếp' đến trùm lính đánh thuê
Với chương trình ưu đãi, giảm giá từ các nhà phân phối cùng hàng loạt mẫu mã mới xuất hiện trên thị trường… ô tô nhập khẩu đang cho thấy sức hút lớn hơn xe lắp ráp trong nước vốn không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách như giai đoạn cuối năm 2024.Theo số liệu bán hàng từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), trong tháng 1.2025 các thành viên thuộc VAMA đã bán ra thị trường tổng cộng 18.893 xe ô tô các loại, giảm 40% so với tháng cuối năm 2024. Trong đó, lượng tiêu thụ ô tô lắp ráp trong nước cũng như xe nhập khẩu nguyên chiếc đều đạt mức trên 9.000 xe, tuy nhiên sau bước chạy đà doanh số cho năm 2025, lợi thế đang tạm nghiêng về phía ô tô nhập khẩu.Cụ thể, theo VAMA doanh số bán xe lắp ráp trong nước trong tháng 1.2025 chỉ đạt 9.120 xe, giảm 29%; trong khi doanh số bán ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm tới 48% so với tháng 12.2024 nhưng vẫn đạt mức 9.773 xe bán ra. Qua đó, tiếp tục vượt xe lắp ráp trong nước về doanh số bán hàng. Tính từ năm ngoái đến nay, đây là tháng thứ 2 liên tiếp lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu nhiều hơn xe lắp ráp trong nước. Kết quả này chưa bao gồm số liệu bán hàng của TC Motor và VinFast.Điều này xuất phát từ việc ô tô lắp ráp trong nước đã không còn được hưởng ưu đãi từ chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ (theo Nghị định 109/2024/NĐ-CP hết hiệu lực từ tháng 12.2024). Trong khi đó, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu lại được nhà phân phối ưu đãi, giảm giá bán hấp dẫn hơn so với xe lắp ráp trong nước. Thậm chí, một số mẫu xe như Honda Accord, Subaru Forester, MG RX5… vẫn đang được nhiều đại lý giảm giá bán lên đến cả trăm triệu đồng.Bên cạnh đó, việc một bộ phận khách hàng mua ô tô tại Việt Nam chuộng xe nhập khẩu cũng góp phần giúp xe nhập nắm ưu thế. Đơn cử như trường hợp của mẫu MPV - Mitsubishi Xpander có cả bản lắp ráp trong nước và nhập khẩu nguyên chiếc, tuy nhiên các phiên bản Xpander nhập khẩu vẫn đạt doanh số cao hơn. Cụ thể, trong tổng số hơn 800 xe Mitsubishi Xpander bán ra tại Việt Nam trong tháng 1.2025 có tới 667 xe thuộc các phiên bản nhập khẩu từ Indonesia.Ngoài ra, sự thay đổi về chương trình ưu đãi từ các thương hiệu ô tô cũng là yếu tố tạo nên sự chênh lệch về doanh số giữa ô tô nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước. Đơn cử như trường hợp của Toyota Việt Nam (TMV) trong tháng 1.2025 những mẫu xe lắp ráp trong nước vốn hút khách như Toyota Vios, Veloz Cross… không còn được hãng áp dụng ưu đãi, trong khi đó riêng mẫu xe nhập khẩu - Toyota Yaris Cross vẫn được hãng triển khai chương trình hỗ trợ 50% lệ phí trước bạ. Kết quả, trong tháng 1.2025 Yaris Cross đã vượt qua Vios, Veloz Cross để trở thành mẫu xe Toyota bán chạy nhất Việt Nam.Hiện tại, nhiều mẫu mã ô tô nhập khẩu vẫn đang được nhà phân phối "mạnh tay" giảm giá bán, thậm chí một số mẫu mã đời 2024 còn được các đại lý "đại hạ giá" để xả hàng tồn kho. Bên cạnh đó, một loạt mẫu mã mới, đặc biệt là các mẫu xe đến từ Trung Quốc đang rục rịch được trình làng. Do đó, nếu không có chính sách ưu đãi hấp dẫn, xe lắp ráp trong nước sẽ gặp áp lực cạnh tranh rất lớn và có thể bị ô tô nhập khẩu bỏ xa về doanh số.Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Hải quan, trong tháng 1.2025, đã có tổng cộng 7.226 ô tô nguyên chiếc được nhập khẩu vào Việt Nam với giá trị kim ngạch đạt hơn 163 triệu USD. Đáng chú ý, lần đầu tiên số lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vượt Thái Lan để chiếm vị trí thứ 2 trong số những quốc gia xuất khẩu ô tô nhiều nhất sang Việt Nam tháng 1.2025. Các doanh nghiệp kinh doanh ô tô tại Việt Nam đã nhập khẩu 2.595 xe ô tô các loại từ Trung Quốc, với giá trị đạt 72,7 triệu USD, tăng tới 37,66% về lượng và tăng tới 60,3% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Song Hye Kyo bật mí rửa mặt bằng sữa hâm nóng để giữ gìn nhan sắc
Cách này được xem là hiệu quả và ít rủi ro hơn nhiều so với tiêm trực tiếp oxit nitric vào máu. Vì khi đó, oxit nitric sẽ tác động đến toàn bộ các mạch máu trên cơ thể và dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn, chẳng hạn như hạ huyết áp.
CLB Inter Miami của Messi cũng chi mua sắm đáng kể, tổng cộng có đến 6 tân binh tính đến nay. Tuy nhiên, số cầu thủ này không thể so sánh với những bản hợp đồng đắt giá từ các đối thủ ở MLS của họ đã chi ra để chiêu mộ.Trong đó, Atlanta United mua đến 2 cầu thủ hàng đầu, gồm Miguel Almiron từ Newcastle với mức phí 10 triệu USD và tiền đạo Emmanuel Latte Lath (26 tuổi, người Bờ Biển Ngà) từ CLB Middlesbrough (đều ở nước Anh) lên đến 22 triệu USD.Atlanta United chính là đội đã loại Inter Miami của Messi ngay tại vòng 1 play-off MLS Cup năm 2024. Mùa giải 2025, họ tiếp tục chi tiêu mạnh để củng cố tham vọng vô địch MLS Cup và cạnh tranh sòng phẳng với đội bóng của ông David Beckham tại bảng đấu khu vực miền Đông.Ở những bản hợp đồng đắt giá khác của MLS 2025, có tiền đạo Kevin Denkey từ CLB Cercle Brugge (Bi) đến FC Cincinnati với mức phí 15,89 triệu USD. Tiếp theo là tiền đạo Hirving Lozano (người Mexico) từ PSV sang San Diego FC với mức phí 12,46 triệu USD, cầu thủ Mirto Uzuni (12,46 triệu USD) và Brandon Vazquez (9,97 triệu USD) đều tới Austin FC. Cầu thủ Kevin Kelsy tới Portland Timbers (6,23 triệu USD) và Anders Dreyer tới San Diego FC (5,71 triệu USD). Các dữ liệu chuyển nhượng này được cung từ trang Transfermarkt, theo tờ AS (Tây Ban Nha).Với một loạt CLB ở MLS vung tiền mua sắm cầu thủ, giúp giải đấu của nước Mỹ lọt vào tốp 10 giải đấu hàng đầu trên thế giới chi tiêu mạnh nhất trên thị trường chuyển nhượng mùa đông. Tổng cộng MLS chi đến 173,72 triệu USD, chỉ kém đôi chút so với giải Saudi Pro League (174,41 triệu USD) của Ả Rập Xê Út.Mức chi mua sắm của MLS trước mùa giải 2025 hiện cao hơn các giải VĐQG Argentina, giải Championship (hạng Nhất nước Anh), Liga MX (Mexico) hay cả các giải hàng đầu là Bundesliga (Đức) và La Liga của Tây Ban Nha.Trong khi giải Ngoại hạng Anh vẫn dẫn đầu với tổng cộng chi đến 519,76 triệu USD, kế đến là Serie A (Ý) với 238,31 triệu USD, Ligue 1 (Pháp) cũng chi 209,55 triệu USD. Giải Brasileirao của Brazil cũng đầu tư đến 181,23 triệu USD, trong đó có sự trở lại của ngôi sao Neymar ở CLB Santos.Các thương vụ mua sắm thêm nhiều cầu thủ hàng đầu, đã giúp MLS trở nên đầy sức cạnh tranh. CLB Inter Miami của Messi chắc chắn sẽ chịu nhiều sức ép hơn ở mùa giải 2025. Trong khi, giải đấu này từ năm 2024 cũng đã chứng kiến các ngôi sao hàng đầu đến góp mặt thi đấu như Marco Reus (LA Galaxy), Hugo Lloris, Olivier Giroud (Los Angeles FC)...
Khó khăn trong phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS
Hồ sơ thẩm định đề nghị xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế) vừa được công bố. Trong đó, Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) đề xuất nghiên cứu điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh cho cá nhân người nộp thuế và người phụ thuộc cho phù hợp với diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và các chỉ số kinh tế vĩ mô những năm gần đây, góp phần giảm gánh nặng thuế cho người nộp thuế.Ngoài ra, cân nhắc nghiên cứu phương án giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh để đảm bảo linh hoạt, chủ động điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh đánh giá, quy định về giảm trừ gia cảnh hiện nay quá lạc hậu, cần điều chỉnh càng sớm càng tốt. Phải thay đổi tư duy làm thuế, làm sao để người dân có mức sống cao hơn mức sống trung bình của xã hội mới phải đóng thuế."Trước đây, quy định về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh chủ yếu căn cứ biến động của CPI, trong xây dựng dự án luật lần này, Bộ Tài chính bổ sung thêm yếu tố các chỉ số kinh tế vĩ mô. Phải làm rõ các chỉ số kinh tế đó là gì, cần dựa vào mức sống bình quân của người dân ở các thành phố lớn để tính toán cho phù hợp", ông Thịnh nói.Ông Nguyễn Văn Được, Tổng giám đốc Công ty kế toán và tư vấn thuế Trọng Tín, cho rằng mức giảm trừ gia cảnh vẫn nên tính toán dựa trên CPI là chính, cộng thêm một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô khác, mấu chốt là phản ánh đúng bản chất đời sống cũng như thu nhập của người nộp thuế.Phải tính toán lại theo CPI hiện nay, cộng với chỉ tiêu kinh tế - xã hội khác để cho ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể là khoảng 15 - 18 triệu đồng/tháng.Nhấn mạnh điều chỉnh tăng mức giảm trừ gia cảnh là tất yếu, chuyên gia thuế TS Nguyễn Ngọc Tú, giảng viên Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, phân tích nếu nghiên cứu tăng mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với CPI và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô khác, Bộ Tài chính phải tính toán thật kỹ lưỡng.Trong "rổ" CPI có nhiều mặt hàng, cần tính toán căn cứ dựa trên sự biến động giá của những mặt hàng thiết yếu chứ không phải CPI nói chung, đặc biệt là những mặt hàng như lương thực, thực phẩm, điện, nước, xăng dầu, nhà ở, giáo dục, y tế… Mức giảm trừ gia cảnh phù hợp hiện nay, theo ông Tú là 18 - 20 triệu đồng/tháng.Một số chuyên gia kinh tế, luật sư khi trao đổi với PV Thanh Niên cho rằng, thay vì căn cứ chủ yếu vào biến động của CPI, nên lựa chọn cách tính toán, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh căn cứ vào biến động của lương tối thiểu vùng.Ông Tú bày tỏ: "Khi đã tính toán ra mức giảm trừ gia cảnh phù hợp, có thể quy ra mức lương tối thiểu vùng. Ví dụ, lương tối thiểu vùng nói chung hiện gần 5 triệu đồng, như vậy mức giảm trừ gia cảnh sẽ bằng khoảng 4 lần lương tối thiểu vùng. Sau đó, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh theo kiểu nước lên thuyền lên. Bộ Tài chính chỉ thông báo mức giảm trừ gia cảnh sau điều chỉnh".Trong trường hợp giao Chính phủ quyết định việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh, ông Tú cho rằng nên xem xét điều chỉnh hằng năm, căn cứ chủ yếu vào chỉ số giá của các mặt hàng thiết yếu.Đánh giá việc điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo lương tối thiểu vùng không phù hợp, ông Được nhấn mạnh: "Luật phải có tính chất chung, ổn định, mang tính dự liệu ít nhất 3 - 5 năm. Nếu năm nào cũng thả nổi, chính sách sẽ rất rối rắm; khai thuế, tính thuế hàng năm đơn giản nhưng đối chiếu, hậu kiểm rất phức tạp". Đồng tình cao với đề xuất nghiên cứu giao Chính phủ quy định mức giảm trừ gia cảnh, theo ông Được, sau khi tính toán đưa ra mức giảm trừ gia cảnh mới phù hợp, có thể quy định khi CPI biến động đủ ngưỡng nhất định nào đó, ví dụ như biến động khoảng 5% thì Chính phủ có quyền điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh tương ứng. Tất nhiên, sự điều chỉnh này phải có độ trễ nhưng độ trễ ngắn hơn, đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước và nhân dân.Cho rằng mức giảm trừ gia cảnh nên được nâng lên khoảng 16 - 18 triệu đồng/tháng, ông Thịnh lại bày tỏ: "Căn cứ các yếu tố tác động, Chính phủ điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh 1 - 2 năm 1 lần là hợp lý".Tại bản tổng hợp, giải trình, tiếp thu góp ý về xây dựng dự án luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), nhiều bộ, ngành, địa phương cùng kiến nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh.Bộ Quốc phòng đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế lên 17,3 triệu đồng/tháng và cho người phụ thuộc lên 6,9 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Hà Tĩnh đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế lên 18 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc 8 triệu đồng/tháng.UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị nâng mức giảm trừ gia cảnh hiện hành theo hướng phù hợp với điều kiện sinh hoạt thực tiễn từng vùng, miền vì lương tối thiểu được chia theo 4 vùng...